Thông tin sản phẩm
Cổng trục thường được sử dụng cho việc xếp dỡ hàng hoá phía bên trong nhà kho hoặc ngoài trời tại các bãi tập kết hàng hóa.
Ví dụ như: các kho hàng, cảng biển, xưởng cẩu tôn, nhà máy thép, kho đá ngoài trời, xưởng đúc bê tông…
Phân loại cổng trục:
a. Dựa vào kết cấu thép người ta chia cổng trục làm các loại:
– Cổng trục có một đầu công xôn
– Cổng trục không có công xôn
– Cổng trục có hai đầu công xôn.
Dầm cầu của cổng trục có thể được chế tạo dưới dạng dầm ống, dầm hộp hàn, cũng có thể là loại một dầm hoặc hai dầm hoặc dầm hàn không gian.
Chân cổng có một chân mềm và một chân cứng. Chân mềm có tác dụng giảm tải trọng xô lệch, giảm ma sát đường ray với thành bánh xe và khả năng kẹt bánh xe di chuyển trên ray. Ray di chuyển trên cổng trục có thể được đặt phía dưới hoặc phía trên dầm.
b. Dựa vào công dụng người ta phân làm ba loại sau:
– Cổng trục chuyên dùng lắp ráp trong xây dựng: như xây dựng nhà cửa, nha tien che, xây dựng đường cầu, các công trình đô thị….
Cổng trục dùng để lắp ráp máy móc, thiết bị, đặc biệt là lắp ghép các công trình giao thông và các công trình năng lượng…
– Cổng trục có công dụng chung: chuyên dùng để vận chuyển, xếp dỡ vật liệu, hàng hóa rời bến cảng, kho bãi, nhà ga, đường sắt. Đây là loại phổ biến và thông dụng nhất.
Loại này có khẩu độ dầm 10 mét – 40 mét, tải trọng nâng từ 3.2 tấn – 10 tấn và chiều cao nâng từ 7 mét – đến 16 mét.
– Cổng trục chuyên dụng: loại này có khẩu độ và sức nâng lớn.
Ưu nhược điểm của cổng trục:
– Ưu điểm:
Vì không phụ thuộc vào kết cấu nhà xưởng nên tải trọng nâng hạ có thể rất lớn.
Chiều cao nâng hạ không hạn chế.
– Nhược điểm:
Đường ray lắp bên trên nền nhà xưởng có thể gây nên trở ngại cho việc di chuyển và đi lại các thiết bị phục vụ sản xuất hoặc thi cong ket cau thep bên dưới.
Cấu tạo của cổng trục:
– Dầm biên
– Dầm chính
– Sàn thao tác
– Chân cổng trục
– Palang điện
– Thang leo
– Cabin điều khiển
– Hệ thống dẫn điện cho cổng trục hoạt động